24/11/2024
Read Time:6 Minute, 24 Second

Chế độ ăn đủ dinh dưỡng là giải pháp toàn diện giúp phát triển trí não của bé trong giai đoạn này. Bạn có biết con bạn cần gì không?

Từ 12 tháng đến 3 tuổi, não bộ của trẻ phát triển nhanh chóng. Trên thực tế, nó gấp ba lần kích thước lúc sinh của nó. Một chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp não bộ của bé phát triển toàn diện trong giai đoạn này. Cùng Đời sống kiến thức tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Bé sẽ cần có đầy đủ năng lượng từ chất béo, carbohydrate và protetin để não bộ cũng như các cơ quan khác phát triển. Trong năm đầu đời một nửa năng lượng từ thực phẩm là để cung cấp cho não bộ của bé. Để con có được dưỡng chất cân bằng cần thiết cho cơ thể, bạn nên bổ sung vào khẩu phần ăn của mình những loại thực phẩm như thịt nạc, dầu cá, thịt gà, trái cây, rau quả, sữa và các sản phẩm từ sữa. Chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý chính là chìa khóa cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con.

Chất béo omega 3 – loại chất béo rất quan trọng

Chất béo omega 3 - loại chất béo rất quan trọng 

Đây là loại chất béo rất quan trọng trong sự phát triển cấu trúc não. Một số các nghiên cứu đã cho thấy những gì chúng ta ăn có ảnh hưởng không nhỏ đến những chất béo được tìm thấy trong não bộ. Và điều này đặc biệt đúng với chất béo omega 3  bởi cơ thể không thể tự tổng hợp được loại chất béo này. Cách duy nhất để có được omega 3 là chúng ta phải ăn những thực phẩm có chứa omega 3. Không ai trong chúng ta thực sự có đủ omega 3 cho cơ thể, nhưng trong quá trình mang thai, cho con bú, và bé trong giai đoạn ăn dặm, các mẹ phải đảm bảo luôn có đầy đủ omega 3 trong những giai đoạn quan trọng này.

Những thực phẩm có chứa omega 3: Sữa mẹ, cá ngừ (tươi hay đóng hộp đều được), cá hồi, cá thu, trứng, dầu cá, dầu thực vật, các loạt hạt cũng rất giàu omega 3.

Sắt – đóng vai trò quan trọng trong

Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chức năng não cũng như phát triển cơ thể. Sắt cùng protein tạo thành huyết sắc tố vận chuyển oxy cho cơ thể. Nếu thiếu sắt sẽ dẫn đến việc thiếu máu ở trẻ.

Khi cơ thể thiếu máu khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu bị giảm gây nên hiện tượng tim đập nhanh. Bé có thể bị suy tim do thiếu máu, biểu hiện thường thấy như hoa mắt, chóng mặt do thiếu oxy lên não, cơ bắp yếu dẫn đến cơ thể mệt mỏi. Thiếu sắt còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa khiến trẻ biếng ăn, khó nuốt, kém hấp thu, ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây ra cảm giác mệt mỏi. Hơn thế nữa sắt con giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, nếu thiếu sắt trẻ sẽ hay bị ốm, đau do hệ miễn dịch suy giảm.

Các mẹ nên thường xuyên bổ sung các thực pẩm giàu chất sắt cho con trong 6 tháng đầu đời, điều này rất quan trọng cho sự phát triển của bé. Sắt có nhiều trong các loại thịt động vật, gan,thịt nạc đỏ, thịt gà, các loại đậu, rau xanh,trái cây khô như mơ hoặc nho khô.

Kẽm – cần thiết cho tất cả các quá trình tăng trưởng

Kẽm cần thiết cho tất cả các quá trình tăng trưởng, nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp ổn định hoạt động của các tế bào thần kinh. Thiếu kẽm là nguyên nhân khiến trẻ hay quấy khóc, ngủ không sâu giấc.

Kẽm có nhiều trong thịt nạc đỏ, thịt gà, hải sản, khoai tây, rau chân vịt, các loại hạt…

I ốt – giúp phát triển của não

I ốt - giúp phát triển của não

I ốt đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của não từ lúc thụ thai cho đến khi trẻ ăn dặm. Các nghiên cứu mới đây cho thấy nhiều trẻ bị thiếu i ốt trong cơ thể. Hãy bổ sung những loại thực phẩm giàu i ốt vào khẩu phần ăn của bạn nếu như bạn đang cho con bú, hoặc cho con khi bé đã được cai sữa.

I ốt có nhiều trong hải sản, rong biển tươi hoặc khô, muối i ốt, sữa chua, trứng và dâu tây.

Carbohydrate

Carbohydrate chính là đường, tinh bột và chất xơ. Nhiều nghiên cứu cho thấy carbohydrate giúp trẻ học và ghi nhớ tốt hơn. Tuy nhiên cũng đừng vì thế mà cho trẻ ăn quá nhiều carbohydrate. Cung cấp cho trẻ một lượng carbohydrate vừa đủ. Bởi trẻ cần rất nhiều dưỡng chất khác nhau để phát triển cơ thể cũng như trí não.

Carbohydrate có nhiều trong cháo, mỳ ống, mỳ sợi, bánh mỳ, táo, sữa, khoai lang, ngô và sữa chua.

Giảm bớt đường, chất bảo quản, chất làm tăng hương vị

Một số nghiên cứu cho thấy một số loại đồ ăn có thể khiến bé bồn chồn. Dễ bị kích thích đôi khi còn khiến bé rối loạn cảm giác. Những loại phụ gia này dễ dàng tìm thấy trong kẹo, bánh ngọt. Thậm chí có cả trong bánh mì và sữa chua. Những loại phụ gia này một số có tác dụng lâu dài trong khi một số khác. Thì ảnh hưởng ngay lập tức lên hành vi của trẻ.

Điều tốt nhất bạn có thể làm cho bé là tìm hiểu kỹ về các loại gia vị này. Và tác dụng của chúng trên từng độ tuổi để có thể tránh mua cho bé. Cha mẹ cũng nên đọc kỹ thành phần trước khi quyết định mua cho con.

Một số thực phẩm tăng cường trí não cho bé

Cá cũng được coi là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển não bộ ở trẻ em. Cá hồi, cá mòi và cá ngừ là nguồn giàu vitamin D và acid béo omega 3. Cả hai chất dinh dưỡng này có trách nhiệm bảo vệ não chống lại mất trí nhớ. Và suy giảm trí nhớ do tuổi tác. Acid béo omega 3 cũng cung cấp khả năng miễn dịch của con bạn ngày một tăng. Vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn cho con bạn ít nhất 2-3 phần cá này mỗi tuần.

Đậu

Đậu

Đậu được cho là tuyệt vời cho những người bị ảnh hưởng bởi bệnh hen suyễn. Và phục vụ như là một nguồn protein tốt cho người ăn chay. Tiêu thụ đậu được cho là tăng cường trí nhớ và ngăn ngừa các rối loạn liên quan lối sống.

Các loại quả mọng

Quả mọng có các chất chống oxy hóa có giá trị giúp ngăn chặn thiệt hại gốc tự do đối với não. Và giữ cho bộ nhớ của con bạn trong trạng thái tốt nhất. Chúng cũng cung cấp cho cơ thể một liều thuốc tốt của Vitamin C. Cải thiện chức năng miễn dịch.

Các loại hạt

Quả óc chó và hạt lanh là những hạt có đầy đủ protein và acid béo thiết yếu. Giúp thúc đẩy tốt cho tâm trạng và giữ cho hệ thống thần kinh của đứa trẻ của bạn khỏe mạnh và hoạt động tốt hơn.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

2 + 3 =

Previous post Những dưỡng chất không thể thiếu chi bé ở mọi lứa tuổi
Next post Nên bổ sung chất gì khi bé bị ốm?