Khi bị bệnh, trẻ thường rất lười ăn, nhất là khi bị ho trẻ rất dễ bị nôn trớ. Vậy mẹ nên tránh những thực phẩm nào để bé mau hồi phục và ăn như thế nào để bé không bị nôn trớ hết? Khi bé ốm, nhiều mẹ cắt giảm khẩu phần ăn cho bé bằng cách không cho bé uống sữa ngoài, chỉ ăn cháo trắng với muối. Hay muốn bổ sung dưỡng chất cho bé nhưng lại phân vân không biết chọn loại sữa công thức nào.
Đừng lo lắng, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chế độ dinh dưỡng hợp lý đối với một số bệnh thường gặp ở bé.
Dinh dưỡng chung cho bé khi bị ốm
Khi bị mắc bệnh, cơ thể mệt mỏi khiến bé trở nên kém ngon miệng với các món ăn. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn cần bổ sung dinh dưỡng cho bé đầy đủ, đúng cách.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý là một trong những yếu tố quyết định đến sự phục hồi của bé trong và sau khi mắc bệnh. Một số bố mẹ cho rằng khi bé ốm cần kiêng khem hoặc hạn chế ăn một số loại thực phẩm. Số khác lại chỉ cho bé ăn theo một thực đơn duy nhất. Một loại thực phẩm hoặc một cách chế biến trong suốt thời gian mắc bệnh.
Không thể phủ nhận rằng khi hệ tiêu hóa suy yếu, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém đi. Thì một số loại thực phẩm không phù hợp với bé nhưng nhìn chung. Bố mẹ vẫn nên cho trẻ ăn đa dạng, ăn chín uống sôi. Và bổ sung khoáng chất, vitamin. Một số nguyên tắc về dinh dưỡng dành cho bé bị ốm bố mẹ nên biết:
Uống đúng cách
Khi bé bị ốm, bố mẹ nên bổ sung nước một cách thường xuyên và đủ lượng cho bé. Mỗi lần uống, chỉ nên uống một lượng vừa đủ nhưng phải đảm bảo uống dàn trải đều đặn trong ngày.
Nếu bé vẫn đang bú mẹ thì cần duy trì việc cho bú bởi sữa mẹ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng. Và kháng thể tự nhiên tuyệt vời nhất cho bé. Bé sẽ vừa có dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe vừa có khả năng chống chọi với bệnh tật. Trong thời gian này, mẹ cần ăn uống đủ chất, uống đủ nước. Và giữ sức khỏe tốt để đảm bảo số lượng, chất lượng sữa cho bé bú.
Nếu bé đã cai hẳn sữa mẹ thì bé nên được uống chủ yếu là nước lọc (nước đun sôi để nguội). Và thêm các loại nước ép rau, trái cây để bổ sung vitamin. Bố mẹ lưu ý cho trẻ uống nước ấm (kể cả các loại nước ép quả) và tuyệt đối tránh nước lạnh, nước đá.
Chế biến thức ăn đúng
Hệ tiêu hóa của bé đang hoạt động kém nên bé dễ chán ăn, đầy bụng, khó tiêu hoặc táo bón. Bố mẹ cần thay đổi thực đơn hàng ngày để bé cảm thấy ngon miệng hơn. Cho bé ăn nhiều bữa, ăn theo nhu cầu và không nên nài ép nếu bé đã no. Hoặc mệt không thể ăn nhiều như bình thường.
Đồ ăn của bé nên được chế biến dưới dạng lỏng hoặc sệt như cháo, súp, phở,… Để bé dễ ăn, dễ tiêu hóa. Bố mẹ nên để đồ ăn nguội bớt một chút rồi cho bé ăn ngay.
Những đồ ăn còn dư phải được bảo quản lạnh và đun nóng lại trước khi cho bé ăn ở bữa sau. Tuy nhiên, việc này nên hạn chế tối đa và mẹ chỉ nên nấu lượng vừa phải để bé ăn hết trong một bữa.
Dinh dưỡng cho bé tiêu chảy
Đặc điểm của bé bị tiêu chảy là cơ thể mất nước rất nhiều. Vì vậy bên cạnh việc cho bé uống dung dịch bù nước Oresol. Các mẹ nên cho con uống nhiều nước (nước lọc, nước canh).
Có nhiều mẹ quan niệm khi con bị tiêu chảy không nên cho ăn nhiều. Vì ăn vào bao nhiêu thì ra hết bấy nhiêu, chỉ nên ăn cháo trắng và muối. Theo bác sĩ Hải điều này là hết sức sai lầm, cha mẹ không những không được bắt con ăn kiêng. Mà cần phải bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho bé.
Dinh dưỡng cho bé bị sốt
Khi bé bị sốt cơ thể cũng mất nhiều nước và khả năng tiết nước bọt giảm. Vì vậy nguyên tắc đầu tiên mẹ chăm con bị ốm cần lưu ý là thường xuyên bổ sung nước cho con.
Theo bác sĩ Hải, với bé đang bú mẹ thì mỗi ngày cần ít nhất 150ml cho mỗi cân nặng. Với bé không còn bú, hãy cho bé uống nhiều nước, ăn hoa quả. Hoặc uống nước hoa quả như nước chanh, cam, dừa, bưởi; uống sữa hoặc ăn sữa chua để cung cấp thêm vitamin A và C đã mất do đi tiểu nhiều.
Thêm một lưu ý cho bé còn đang bú mẹ là trước khi cho con bú, mẹ nên cho bé uống nước. Vì nếu cơ thể mất nước bé sẽ bỏ bú.
Đối với những bé đã ăn thức ăn bổ sung, mẹ nên cho bé ăn thức ăn loãng. Dễ tiêu nhưng vẫn cung cấp đủ chất béo và đạm như cháo đậu xanh nấu thịt, cháo hành nấu thịt, súp gà, súp cua.
Và một nguyên tắc chung với tất cả các bé bị ốm là mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày. Mỗi lần chỉ 1/3 bát và chỉ cho bé ăn khi đã hạ sốt.
Average Rating