Một chế độ ăn uống cân bằng và giàu chất dinh dưỡng cho trẻ thì chắc chắn là điều cần thiết. Nhưng biết chính xác những chất dinh dưỡng nào và trẻ em cần bao nhiêu cho mỗi loại không phải lúc nào cũng dễ dàng và không phải lúc nào trẻ em cũng có thể nhận được tất cả các vitamin và khoáng chất cần thiết. Để đảm bảo con bạn nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết, hãy đảm bảo cung cấp nhiều loại thức ăn khác nhau. Bắt đầu bằng cách xem xét kỹ hơn các loại thực phẩm mà con bạn ăn một cách thường xuyên. Trong bài viết này, Đời sống kiến thức sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về 10 chất dinh dưỡng mà trẻ nào cũng cần trong chế độ ăn.
Sắt là khoáng chất cần thiết
Sắt là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ từ những ngày đầu tiên. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, thiếu sắt khiến trẻ suy nghĩ và phản xạ chậm chạp hơn bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, ngay từ khi sinh ra, trẻ em đã có một lượng sắt dự trữ và luôn đủ dùng cho tới 6 tháng tuổi.
Trẻ tích tụ sắt từ máu của mẹ trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Vì vậy mà tất cả trẻ sinh non đều bị thiếu sắt. Điều này có nghĩa là, để có thể bắt kịp sự tăng trưởng của trẻ bình thường, ba mẹ cần bổ sung sắt cho bé yêu kịp thời. Ba mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sỹ nhi khoa để có thể được trợ giúp nhiều hơn.
Canxi tham gia vào quá trình tạo xương
Canxi tham gia vào quá trình tạo xương, giúp trẻ tăng trưởng chiều cao và cân nặng. Vì chiều cao của trẻ khi 2 tuổi bằng một nửa chiều cao tối đa của trẻ khi ở tuổi trưởng thành nên đây là thời gian để ba mẹ bổ sung đầy đủ canxi để trẻ có một chiều cao lý tưởng.
Trong năm đầu tiên, sữa mẹ và sữa công thức là nguồn bổ sung canxi chủ yếu cho trẻ. Sau khi cai sữa, trẻ vẫn cần được đảm bảo lượng sữa tương đương 500 mg mỗi ngày và khẩu phần ăn giàu canxi.
Một số sự lựa chọn tốt cho bé để có đầy đủ lượng canxi như pho mát, cá hồi, đậu phụ, bông cải xanh, đậu trắng, cà chua, bột yến mạch. Ba mẹ có thể kết hợp các sản phẩm này bắt đầu từ khi trẻ tập ăn dặm. Mẹ không cho em bé dưới 1 tuổi uống sữa bò, tuy nhiên, sữa chua lại là thực phẩm rất tốt, ngay từ khi trẻ tập ăn thức ăn đặc.
Chất Kẽm
Kẽm có tác động tích cực tới quá trình nhận thức và phát triển ý thức của trẻ. Kẽm góp phần duy trì chức năng miễn dịch và bảo đảm tăng trưởng tế bào. Trẻ thiếu kẽm có nguy cơ nhiễm trùng và tiêu chảy cao. Tuy nhiên, sữa mẹ không có kẽm nên sữa công thức và thực phẩm giàu kẽm cần thiết phải bổ sung cho trẻ từ sớm. Trẻ em từ 7 đến 3 tuổi cần 3 mg kẽm mỗi ngày.
Trong 30 g thịt lợn thăn có khoảng 2mg Kẽm, trong 1 cốc sữa chua có 1,6 mg. Ngoài ra, gà tây, thịt bò, cá, trứng, đậu lăng, sữa, pho mát và ngũ cốc đều là những thực phẩm giàu kẽm.
Kẽm thường được tìm thấy trong các thực phẩm giàu sắt như thịt, cá, gia cầm, vì vậy, nếu bé yêu của bạn đã có đủ lượng sắt cần thiết thì rất có thể là bé cũng đã nhận đủ lượng Kẽm cho cơ thể của mình.
Các Vitamin tan trong dầu
Một số vitamin tan trong dầu như A, D, E, K. Vitamin A thúc đẩy sự phát triển thị giác và làn da cho trẻ. Vitamin D giúp tăng cường quá trình hấp thu canxi và giúp xương phát triển. Vitamin E tạo điều kiện tăng trưởng tế bào và sự phát triển của hệ thần kinh. Vitamin K hỗ trợ quá trình đông máu cho cơ thể.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy 40% trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi bị thiếu vitamin D, có thể dẫn tới còi xương. Vì vậy, việc bổ sung các vitamin, đặc biệt là vitamin D cần được tiến hành ngay để trẻ có đủ dưỡng chất phát triển.
Nhu cầu vitamin của trẻ được đáp ứng khá đầy đủ nhờ sữa bột, sữa mẹ và các loại thức ăn trong kim tự tháp thực phẩm. Các loại hoa quả giàu carotene và rau củ như cà rốt, khoai lang, khoai tây, bông cải xanh đều rất giàu vitamin A. Vitamin D có ít trong thực vật, nhưng có nhiều trong sữa mẹ, lòng đỏ trứng và cá. Một số thực phẩm giàu vitamin E như dầu thực vật, ngũ cốc, các loại hạt. Vitamin K có nhiều trong rau lá xanh, trái cây, dầu đậu nành.
Các Vitamin tan trong nước
Hai vitamin tan trong nước điển hình là C và B. Vitamin C hỗ trợ quá trình hấp thụ sắt và giúp ngăn ngừa bệnh còi xương và các chứng bầm tím trên cơ thể. Vitamin B tăng cường hệ thống miễn dịch và hệ thần kinh trong cơ thể, duy trì làn da và cơ bắp khỏe mạnh, thúc đẩy tăng trưởng tế bào và điều tiết sự trao đổi chất.
Vitamin C có nhiều trong cam quýt, dâu tây, dưa đỏ, khoai tây. Các vitamin nhóm B được tìm thấy trong ngũ cốc như gạo, chuối, đậu, trứng, thịt, cá, gia cầm. Ngoài ra, nếu ba mẹ cho trẻ ăn theo chế độ kim tự tháp thực phẩm thì bé sẽ được cung cấp đầy đủ các vitamin tan trong nước.
Đặc biệt, ba mẹ chú ý theo dõi cân nặng và chiều cao của bé theo chuẩn của WHO để biết rằng con có đang phát triển phù hợp với độ tuổi và có nhận được đầy đủ các khoáng chất vitamin cho sự phát triển hay không để có sự bổ sung kịp thời.
Acid béo thiết yếu (EFAs)
Các acid béo thiết yếu tham gia hỗ trợ quá trình xây dựng tế bào, điều hòa hệ thần kinh, tăng cường chức năng hệ tim mạch, nâng cao khả năng miễn dịch và giúp cơ thể dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng. Ngoài ra các acid béo thiết yếu còn cần thiết cho chức năng của não bộ và mắt. Thực phẩm chứa nhiều acid béo thiết yếu cho trẻ bao gồm:
– Các sản phẩm từ sữa nguyên kem
– Dầu ăn các loại
– Thịt
– Cá, đặc biệt là các loại cá béo
Magie
Magie phối hợp cùng với canxi giữ cho xương chắc khỏe và nhịp tim ổn định, hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp duy trì chức năng của hệ thần kinh cũng như cơ bắp. Nguồn thực phẩm chứa nhiều Magie nhất cho trẻ bao gồm:
– Ngũ cốc nguyên cám
Hạt điều rang khô
– Các loại đậu: đậu phộng, đậu nành…
Bơ hạnh nhân
– Rau bina
– Sữa chua
– Chuối
– Cá bơn
Kali
Cùng với Natri, Kali giúp kiểm soát sự cân bằng nước và các chất điện giải trong cơ thể. Giúp duy trì huyết áp ở mức ổn định. Ngoài ra chúng còn hỗ trợ chức năng tim và hệ cơ. Đồng thời có thể làm giảm nguy cơ mắc sỏi thận và loãng xương khi trẻ đến tuổi trưởng thành. Nguồn thực phẩm giàu Kali cho bé bao gồm:
– Các loại rau củ quả như: Rau bina, khoai tây, cà chua, chuối, dưa đỏ, hạnh nhân, dưa hấu, cam…
– Các loại nước ép hoa quả
– Hạt hướng dương
– Mật ong
Average Rating