26/11/2024
Read Time:5 Minute, 27 Second

Vitamin và khoáng chất là một trong những yếu tố cần thiết cho sự phát triển của cơ thể trẻ em. Trẻ có sức khỏe bình thường, được bú mẹ và ăn đủ chất sẽ không bị thiếu vitamin và khoáng chất

Tuy nhiên, ở một số trường hợp như trẻ sinh non, sinh đôi, trẻ lớn quá nhanh, chất lượng bữa ăn kém, không bú mẹ, suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, rối loạn hấp thu,… thì sẽ mắc các bệnh về gan, mật. Khi cơ thể trẻ bị thiếu vitamin và khoáng chất, trẻ sẽ chậm lớn và mắc một số bệnh.

Ví dụ: thiếu vitamin A có thể mắc các bệnh về mắt, nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu hóa; thiếu vitamin B1 dễ bị phù, viêm dây thần kinh, suy tim; thiếu vitamin C dễ gây xuất huyết dưới da và niêm mạc, làm giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật, nhất là các bệnh nhiễm khuẩn; thiếu vitamin K dễ bị chảy máu, nhất là chảy máu não, màng não; thiếu vitamin D và canxi sẽ bị còi xương và thiếu kẽm dễ mắc các bệnh ngoài da; Thiếu florua dẫn đến bệnh răng miệng, thiếu sắt dẫn đến thiếu máu….

Nếu con bạn không may rơi vào nhóm trẻ có nguy cơ thiếu vitamin và khoáng chất thì việc bổ sung các chất này cho trẻ là cần thiết. Ngoài ra, nếu nghi ngờ chế độ ăn uống không đủ chất, dù trẻ khỏe mạnh cũng nên bổ sung vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, việc cho trẻ uống thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất phải hết sức thận trọng, vì chúng có nhiều tác dụng phụ không mong muốn như bất kỳ loại thuốc nào.

Nguyên nhân dẫn đến bé bị thiếu vitamin và khoáng chất

Cung cấp thiếu

Thiếu vitamin thường gặp ở trẻ sống trong những gia đình kinh tế khó khăn nên bữa ăn cho trẻ không bảo đảm chất lượng. Ví dụ thường xuyên ăn gạo bị mốc hoặc để lâu ngày sẽ gây thiếu Vitamin B1. Trẻ không được cung cấp đầy đủ và đa dạng các loại thức ăn, nhất là thức ăn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất như sữa và các chế phẩm từ sữa, rau quả tươi, thức ăn thủy hải sản…

Nguyên nhân dẫn đến bé bị thiếu vitamin và khoáng chất

Tuy nhiên, ngay cả những trẻ những gia đình có điều kiện cũng có thể thiếu vitamin và khoáng chất khi bố mẹ cho ăn thiếu khoa học, cho trẻ ăn quá nhiều chất bổ béo, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh mà không chú ý đa dạng các loại thức ăn khác, hoặc do kiêng khem quá mức cũng làm trẻ thiếu nhiều loại vitamin quan trọng.

Mắc một số bệnh lý

Bệnh lý là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến trẻ bị thiếu vitamin. Những trẻ bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, rối loạn hấp thu, bệnh giun sán, các bệnh về gan, mật… là những trẻ hay bị thiếu vitamin và chất khoáng. Những bệnh này có thể làm rối loạn khả năng hấp thu của cơ thể, đồng thời cũng làm thất thoát lượng lớn vitamin, khoáng chất.

Ngoài ra, trẻ thiếu vitamin và khoáng chất còn do những nguyên nhân quan trọng khác như người mẹ mang thai bị thiếu chất, đẻ non, sinh đôi, các trẻ lớn quá nhanh và lượng vitamin cung cấp hàng ngày không đủ…

Cần cho trẻ bổ sung vitamin và khoáng chất bằng thuốc khi nào?

  • Khi trẻ bị thiếu vitamin và khoáng chất, trẻ sẽ chậm lớn. Mắc một số bệnh tương ứng với vai trò của mỗi vitamin, chẳng hạn:
  • Thiếu vitamin A sẽ gây suy giảm thị lực, suy giảm miễn dịch là tăng khả năng nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa.
  • Thiếu vitamin B1 gây chán ăn, bực bội, thờ ơ, mệt mỏi. Nếu nặng có thể gây bệnh tê phù, viêm các dây thần kinh, suy tim.
  • Thiếu vitamin C dễ gây chảy máu dưới da và niêm mạc. Làm giảm sức đề kháng của cơ thể, dễ bị bệnh các bệnh nhiễm khuẩn.
  • Thiếu vitamin D và canxi sẽ bị còi xương; thiếu kẽm dễ mắc các bệnh ngoài da. Thiếu fluor dễ mắc bệnh răng miệng, thiếu sắt dẫn đến thiếu máu….

Lưu ý

Nếu trẻ rơi vào nhóm có nguy cơ bị thiếu vitamin và khoáng chất. Thì bạn cần bổ sung các chất này cho trẻ là việc làm cần thiết.

Tuy nhiên, vitamin và khoáng chất là những yếu tố luôn có sẵn trong thực phẩm (rau, quả, ngũ cốc,thịt, cá…). Nên nếu bữa ăn hàng ngày, hàng tuần bạn cung cấp tương đối đủ những thực phẩm này. Trẻ không ăn kiêng, không rối loạn hấp thụ hay các bệnh ở đường tiêu hóa thì không phải lo ngại. Không cần bổ sung bằng thuốc.

khoáng chất

Để phát hiện trẻ thiếu loại vitamin hay khoáng chất nào đó bằng mắt thường là khó chính xác. Vì vậy, khi bạn thấy trẻ có một vài biểu hiện nêu trên. Hoặc kèm theo một số bất thường về sức khỏe, cân nặng, chiều cao mà bạn cảm thấy nghi ngờ, tốt nhất nên đưa trẻ đi khám. Chỉ khi được khám, phát hiện chính xác loại dưỡng chất bị thiếu và được kê đơn thuốc. Lúc đó bạn mới cho con dùng uống bổ sung, bởi việc tự ý mua vitamin; khoáng chất về uống có thể dẫn đến thừa vitamin và điều đó là cực kỳ không tốt.

Khi bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ bằng thuốc cần chú ý những điều gì?

Cho trẻ dùng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ để tránh các biến chứng xấu do dùng quá liều. Điều này là vô cùng quan trọng. Thiếu vitamin và khoáng chất đã không tốt cho sức khỏe. Nhưng nếu thừa thì nguy hiểm không kém. Trong trường hợp trẻ phải dùng thuốc dài ngày. Dùng liều cao hoặc dùng các chế phẩm có quá nhiều thành phần vitamin và chất khoáng trong một viên thuốc. Cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc chuyên khoa nhi.

Nên cho trẻ dùng dạng lỏng như dung dịch uống vì vừa dễ uống vừa dễ hấp thu.

Sử dụng thuốc bổ sung vitamin không thay thế được thức ăn. Mà vẫn phải ăn uống đầy đủ, cân bằng các nhóm thực phẩm.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

− 2 = 1

Previous post Nên bổ sung chất gì khi bé bị ốm?
Next post Nên tránh các loại cá chứa nhiều thủy ngân dưới đây